Phát huy hiệu quả mô hình nuôi thủy sản theo chuỗi giá trị của HTX An Phong
Ra
mắt HTX thủy sản An Phong
Anh Phạm
Văn Hàn thôn Làng Kim xã Quang Kim là một trong những người đầu tiên nuôi cá Quất
ở địa phương, tháng 4/2019, anh Hàn đã đầu tư trên 1,5 tỷ đồng để mua giống và
cải tạo trên 3.000m2 ruộng trũng thành 04 ao nuôi thả cả, theo hướng lấy ngắn
nuôi dài, lấy công làm lãi, chủ yếu nuôi cá Quất, chạch chấu và các giống trắm
cỏ, rô phi, chép lai.vv…
Tất cả
các ao nuôi đều được anh Hàn đầu tư xây dựng rất bài bản khoa học. Thành bờ ao
được kè cứng xây cao. Mặt ao luôn thoáng đãng. Hệ thống điện lưới được xây lắp
đồng bộ. Các phương tiện cơ giới có thể lưu thông dễ dàng tới các ao. Do đã từng
công tác tại Trung tâm thủy sản tỉnh Lào Cai nên anh nắm rõ về kỹ thuật, tập
tính của loài cá này, nhờ đó sau 3 năm thả nuôi, đàn cá lớn nhanh, đạt 1,6-1,8
kg/con, với giá bán từ 450-480 nghìn/kg, dự tính lứa đầu sau khi bán hết anh
thu về gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cũng lãi được trên 1 tỷ đồng.
Anh Phạm
Văn Hàn thôn Làng Kim xã Quang Kim với chiếc máy nghiền thức ăn cho cá
Cuối năm
2020, anh chính thức thành lập hợp tác xã An Phong và bắt tay vào xây dựng mô
hình liên kết chăn nuôi thủy sản theo chuỗi giá trị từ, ngay từ đầu, Hợp tác xã
thủy sản An Phong đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng biệt, đó là tạo ra những
sản phẩm cá sạch, ngon và tuyệt đối an toàn, nuôi cá sạch theo mô hình liên kết
sản xuất chuỗi giá trị sản phẩm, đảm bảo tuyệt đối khâu an toàn vệ sinh thực phẩm,
chất lượng cao là cách hoàn toàn mới, được Hợp tác xã thủy sản An Phong, huyện
Bát Xát thực hiện hơn 1 năm nay. Hiện nay với sự hỗ trợ của xã và của huyện,
anh đang xây dựng thương hiệu sản phẩm cá Quất, anh Hàn chia sẻ: “Từ thực tế
tôi đã tích lũy được kinh nghiệm trong chăn nuôi cá hàng ngày và căn
cứ điều kiện, thời tiết, khí hậu của địa phương ...tôi đã tư vấn và
chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi và phòng dịch bệnh cho con cá cho
bà con để cùng phát triển nghề nuôi cá”.
Quang Kim
là xã có diện tích mặt nước khá lớn với diện tích gần 65 ha, Hàng năm cung ứng
ra thị trường 3,5 vạn con giống các loại. Giá trị trên một đơn vị diện tích
canh tác thủy sản đật trên 784 triệu đồng/ha.
Nhận thấy đây là mô hình phát triển kinh tế còn mới mẻ nhưng hiệu quả
cao, xã Quang Kim và huyện Bát Xát đã có sự hỗ trợ về nguồn vốn, đặc biệt là về
thủ tục pháp lý xây dựng cá quất trở thành sản phẩm có nguồn gốc sớm được công
nhận và cấp sao OCOP. Trước mắt, xã đang tập trung cao cho công tác tuyên truyền,
vận động người dân hợp tác, liên kết sản xuất trên cơ sở tham gia tổ hợp tác, hợp
tác xã nuôi trồng thủy sản. Địa phương đã thành lập được Tổ hợp tác xã thủy sản
An Phong với 7 hộ nuôi. Ngoài ra, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các cơ
quan chuyên môn tư vấn, hướng dẫn người dân tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật
trong nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên để tạo
sản phẩm chất lượng. Ông Chu Văn Hội – Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Quang
Kim cho biết thêm: “mấy năm nay đầu ra cảu sản phẩm cá quất rất ổn
định không đủ cung cấp cho thị trường, chúng tôi đang tập trung để
khuyến khích nhân dân phát triển mô hình nuôi cá quất của HTX An Phong
để nâng cao thu nhập cho nhân dân nhằm đảm bao thực hiện tiêu chí thu
nhập trong chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao”...
Ông Lê
Huy Giang – Phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bát Xát cho biết: Hiện nay,
trên địa bàn huyện Bát Xát có 229 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, sản lượng
thủy sản thu hoạch trong 3 tháng đầu năm đạt 391 tấn. Đây là thành quả từ chủ
trương chuyển dịch đúng hướng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thủy sản
của huyện thời gian qua. Huyện có nhiều chính sách khuyến khích phát triển thủy
sản theo hướng hàng hóa. Hỗ trợ các mô hình nuôi thủy sản như nuôi cá quất, cá
lăng chấm, … Cùng với đó, ngành nông
nghiệp cũng sẽ tăng cường tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và phòng
bệnh cho cá; khuyến khích chuyển đổi từ nuôi thả các giống cá truyền thống sang
giống cá mới cho năng suất cao, tăng cường chế biến thức ăn tại chỗ để giảm chi
phí... nhằm phát triển thủy sản bền vững giúp nâng cao thu nhập cho người dân.

Sản
phẩm cá quất của HTX An Phong xã Quang Kim
Việc phát
triển nuôi thủy sản theo hướng đầu tư thâm canh là một định hướng đúng đắn của
xã Quang Kim nói riêng và huyện Bát Xát nói chung. Nhờ cách làm này, lợi thế của
địa phương được phát huy. Đồng thời, người nông dân dần hình thành thói quen “liên
kết”, hỗ trợ nhau trong sản xuất; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương. Đây là một giải pháp
mang lại hiệu quả thiết thực để giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí Tổ chức
sản xuất, thu nhập trong Chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa phương./.