image banner
Lào Cai 27° - 29°
Chức năng, nhiệm vụ phòng Phát triển đô thị và Hạ tầng kỹ thuật
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Phát triển đô thị và Hạ tầng kỹ thuật (Được ban hành tại Quyết định số 69/QĐ-SXD ngày 11/01/2024 của Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai)

     1. Chức năng

     Tham mưu cho Lãnh đạo Sở giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

     2. Nhiệm vụ

     2.1. Về hoạt động đầu tư, xây dựng:

     a)  Chủ trì thực hiện, theo dõi toàn diện các dự án phát triển đô thị, bao gồm các dự án: khu đô thị mới, khu đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh; chủ trì thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành theo hình thức đối tác công tư (PPP) được UBND tỉnh giao cho Sở thực hiện; tham mưu cho Giám đốc Sở đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng dự án theo ủy quyền của UBND tỉnh. Là đầu mối thực hiện quản lý hợp đồng dự án đầu tư, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện hợp đồng;

     b) Tham mưu văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư, cấp chứng nhận đầu tư đối với các dự án thủy điện, dự án hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực phòng phụ trách chuyên ngành trong đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao;

     c) Tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt hoặc điều chỉnh các hồ sơ quy hoạch xây dựng chuyên ngành các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phê duyệt hoặc tổ chức lập để UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh theo quy định của pháp luật;

      d) Thỏa thuận hướng tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến, công trình cấp, truyền tải điện;

    đ) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng thuộc chức năng quản lý của Phòng, bao gồm các dự án: khu đô thị mới, khu nhà ở thương mại có đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các dự án xây dựng khu đô thị và khu dân cư nông thôn; dự án hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành theo hình thức đối tác công tư (PPP); dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị khác... Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, thiết kế xây dựng; cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, dự án nêu trên;

     e) Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;

     2.2. Về phát triển đô thị:

    a) Tổ chức lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị theo thẩm quyền; xác định các khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện; xác định các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    b) Xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ, các khu đô thị mới, các chính sách, giải pháp quản lý quá trình phát triển đô thị, các mô hình quản lý đô thị, khuyến khích phát triển các dịch vụ công trong lĩnh vực phát triển đô thị; tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành;

    c) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh, bao gồm: chương trình nâng cấp đô thị, chương trình phát triển đô thị, đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, xây dựng phát triển đô thị thông minh, dự án cải thiện môi trường đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị, dự án đầu tư phát triển đô thị và các chương trình, dự án khác có liên quan đến phát triển đô thị;

    d) Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm, đề xuất việc tổ chức hoàn thiện các tiêu chí phân loại đô thị đối với các đô thị đã được công nhận loại đô thị; hướng dẫn, kiểm tra các đề án công nhận loại đô thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình cấp có thẩm quyền công nhận loại đô thị; tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án đề nghị công nhận đô thị loại V;

    đ) Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị, pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan theo phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân  tỉnh; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh;

    e) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; khai thác sử dụng và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện bàn giao quản lý trong khu đô thị hoặc tổ chức thực hiện khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp, ủy quyền;

    g) Theo dõi, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tình hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.

    2.3. Về hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước đô thị và khu công nghiệp; thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp; quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; công viên, cây xanh đô thị; chiếu sáng đô thị; nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ) và cơ sở hỏa táng; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

     a) Xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

     b) Tổ chức lập, thẩm định theo phân cấp và quy định của pháp luật về quy hoạch thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo quy định, trình Ủy ban nhân dân  tỉnh phê duyệt;

     c) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn;

     d) Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; tổ chức lập để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hoặc ban hành định mức dự toán các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn chưa có trong các định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố, hoặc đã có nhưng không phù hợp với quy trình kỹ thuật và điều kiện cụ thể của tỉnh; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn và giá dự toán chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện;

     đ) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật;

     e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.

     2.4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.