image banner
Lào Cai 26° - 28°
Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai
Chức năng, nhiệm vụ Văn phòng Sở (Được ban hành tại Quyết định số 69/QĐ-SXD ngày 11/01/2024 của Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai)

   1. Chức năng

    Văn phòng Sở Xây dựng (sau đây gọi tắt là Văn phòng Sở), thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở tổng hợp hoạt động của các phòng, đơn vị thuộc Sở theo chương trình, kế hoạch công tác của Sở; tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý và sử dụng công chức, viên chức; công tác hành chính; công nghệ thông tin; chuyển đổi số; pháp chế; đối ngoại; văn thư; quản trị; tài chính; tài sản; chính sách; lao động, tiền lương; đào tạo, bồi dưỡng; thi đua khen thưởng; kỷ luật, công tác quy chế dân chủ và công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

    2. Nhiệm vụ

    2.1. Tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh:

    - Dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;

    - Rà soát và dự thảo Tờ trình để trình Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (trên cơ sở đề án của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở);

    - Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật (trên cơ sở đề án của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở);

    - Rà soát, tham mưu, trình UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định công bố ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các thủ tục hành chính, quy trình nội bộ giải quyết TTHC và thủ tục hành chính nội bộ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành; tổng hợp đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết, đơn giản hoá thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ thuộc ngành; Tổng hợp báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính của sở theo quy định.

     2.2. Công tác tổ chức cán bộ:

     - Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tổ chức cán bộ bao gồm:

       + Quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức;

       + Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở thực hiện về công tác quản lý tổ chức, viên chức theo phân cấp;

       + Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, tiếp nhận, điều động, kỷ luật; đánh giá, nhận xét và phân xếp loại cán bộ, công chức theo quy định và theo phân cấp;

       + Xây dựng quy hoạch cán bộ giai đoạn và hàng năm theo thẩm quyền của ngành để đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển;

       + Hướng dẫn, thẩm định xây dựng vị trí việc làm và số lượng người làm việc đối với viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở;

       + Rà soát, thẩm định tham mưu về việc trao đổi có ý kiến bằng văn bản về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với các đơn vị sự nghiệp thưc thuộc theo phân cấp;

       + Tuyển dụng công chức và phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở;

     - Xây dựng vị trí việc làm và ngạch công chức hàng năm đối với công chức của Sở;

     - Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định;

     - Tham mưu cho Lãnh đạo Sở quản lý, chỉ đạo hoạt động việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

     - Xây dựng các Nội quy, Quy chế làm việc của Sở, Quy chế dân chủ trong cơ quan, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy chế, quy chế dân chủ trong cơ quan;

     - Tổng hợp, thống kê, báo cáo về công tác tổ chức, số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, bảo mật, bảo vệ cơ quan và các lĩnh vực khác trong hoạt động của Sở được Giám đốc Sở giao.

     - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, chức danh và cơ cấu công chức, viên chức thuộc Sở;

     - Quản lý hồ sơ công chức, viên chức theo phân cấp.

     2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng:

     - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo giai đoạn và hàng năm thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật;

     - Thường xuyên rà soát trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn lý luận chính trị, … của công chức, viên chức, để tham mưu cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ;  

     - Triển khai thực hiện về chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và xây dựng đội ngũ trí thức của ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

     - Tổng hợp, thống kê báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác đào tào, bồi dưỡng.

     2.4. Công tác đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; công tác xét sáng kiến; công tác thi đua khen thưởng:

     - Là Thường trực Hội đồng sáng kiến, Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành.

     - Xây dựng Kế hoạch công tác thi đua và phát động thi đua giai đoạn và hàng năm;

     - Dự thảo trình Giám đốc ban hành các quy định liên quan đến công tác thi đua khen thưởng;

     - Hướng dẫn, tổng hợp và chuẩn bị nội dung họp xét đánh giá phân xếp loại cán bộ, sáng kiến cơ sở, thi đua khen thưởng và trình cấp có thẩm quyền theo quy định và theo phân cấp;

     - Triển khai, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong ngành thực hiện theo quy định công tác công vụ, sáng kiến, công tác thi đua khen thưởng.

     2.5. Công tác cải cách hành chính, công nghệ thông tin, chuyển đổi số và văn phòng:

     - Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh và của Chính phủ; Tổng hợp báo cáo công tác cải cách hành chính của sở theo quy định.

     - Rà soát, tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo giai đoạn và hàng năm.

     - Quản lý bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo chế độ "Một cửa" và "Một cửa liên thông";

     - Xây dựng kế hoạch công tác cải cách hành chính giai đoạn và hàng năm;

     - Đôn đốc, tổng hợp báo cáo về công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, quy trình ISO điện tử 9001:2015, công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Sở;

     - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Sở;

     - Thực hiện công tác Quản lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các hoạt động trong cơ quan; Quản lý và duy trì hoạt động, cập nhật kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử (website) của Sở;

     - Thực hiện việc thu thập, lưu trữ, xử lý và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Sở. Quản trị trang thông tin điện tử của Sở bao gồm: Quản lý, vận hành, cập nhật, viết bài, duy trì hoạt động của trang thông tin điện tử; quản lý mạng nội bộ; theo dõi cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Ngành; biên tập, xử lý và cung cấp thông tin lên trang thông tin điện tử của Sở; theo dõi và đôn đốc việc trả lời các câu hỏi của các tổ chức, cá nhân trên trang thông tin điện tử của Sở;

     - Tổng hợp, tham mưu giúp Ban Giám đốc ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện chuyển đổi số của ngành Xây dựng hàng năm và giai đoạn.

     - Quản lý thiết bị, sắp xếp phương tiện nơi làm việc;

     - Quản lý, điều hành các phương tiện phục vụ nhu cầu công tác của Sở.

     - Làm công tác lễ tân, phục vụ các đoàn khách trong nước, khách nước ngoài đến làm việc với cơ quan theo quy định;

     - Thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh, phòng chống cháy nổ, văn minh công sở nơi làm việc theo nội quy, quy chế của cơ quan;

     - Cập nhật chương trình, lịch làm việc hàng ngày, hàng tuần của lãnh đạo Sở theo kế hoạch;

     - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất do Giám đốc Sở giao

     2.6. Công tác pháp chế:

     a) Về công tác xây dựng pháp luật:

       + Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn giúp Lãnh đạo Sở lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến lĩnh vực xây dựng;

       + Phối hợp tham gia với các phòng chuyên môn trong công tác soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Lãnh đạo Sở;

       + Phối hợp với các phòng liên quan giúp Lãnh đạo Sở góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến;

       + Phối hợp với các phòng chuyên môn trong việc kiểm tra căn cứ pháp lý và thể thức các văn bản quy phạm pháp luật do các phòng chuyên môn soạn thảo gửi Sở Tư pháp thẩm định, Tờ trình trình UBND tỉnh quyết định.

     b) Về công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật: Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

     c) Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:

       + Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật: Chủ trì giúp Lãnh đạo Sở phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

       + Công tác kiểm soát thủ tục hành chính, rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính: Chủ trì xây dựng và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện các kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, rà soát thủ tục hành chính của Sở.

     d) Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

       + Phối hợp với Thanh tra Sở và các phòng, ban, đơn vị liên quan thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi lĩnh vực QLNN ngành Xây dựng theo quy định của pháp luật;

       + Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về công tác xây dựng pháp luật; kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm soát thủ tục hành chính, rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính.

     đ) Xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan.

     e) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

     - Chủ trì lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm; phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi lĩnh vực xây dựng.

     - Chủ trì xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

     2.7. Công tác công tác bảo vệ bí mật nhà nước

     - Xây dựng Nội quy Nội quy Bảo vệ bí mật nhà nước;

     - Đôn đốc các phòng, ban, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm công tác bảo vệ bí mật nhà nước; tổng hợp báo cáo theo quy định.

     2.8. Công tác đối ngoại:

     - Tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai công tác đối ngoại hàng năm và giai đoạn của Sở;

     - Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác đối ngoại trong toàn ngành;

    - Chủ trì, phối hợp Văn phòng tổ chức triển khai các nhiệm vụ đoàn ra, đoàn vào theo chỉ đạo của Tỉnh và của Sở;

     - Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định.

     2.9. Công tác Văn thư - lưu trữ:

     - Tiếp nhận, xử lý, quản lý công văn đến và chuyển văn bản đã được xử lý cho Lãnh đạo Sở, các phòng chuyên môn và phát hành văn bản đi theo quy định và được đưa lên qua phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của Sở;

     - Chịu trách nhiệm quản lý con dấu, kiểm soát văn bản do Sở phát hành theo đúng quy định về công tác văn thư, lưu trữ và các quy định hiện hành;

     - Thực hiện việc thu thập, bảo vệ, bảo mật, bảo quản và tổ chức phục vụ khai thác tài liệu và lưu trữ theo chế độ quy định của nhà nước;

     - Tổng hợp, thống kê báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác văn thư - lưu trữ.

     2.10. Công tác quản lý tài chính, tài sản:

     2.10.1. Quản lý tài chính, tài sản của Văn phòng Sở

    - Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách chế độ đãi ngộ đối với công chức thuộc Sở theo quy định;

    - Lập dự toán thu, chi kinh phí đảm bảo phục vụ hoạt động của văn phòng Sở,

    - Thực hiện việc quyết toán ngân sách hàng năm của văn phòng Sở;

    - Thực hiện việc quyết toán thuế thuế thu nhập cá nhân;

    - Mua sắm, sửa chữa trang thiết bị tài sản, dụng cụ, vật tư theo dự toán được giao (không thực hiện việc mua sắm tài sản mang tính chất đặc thù).

     2.10.2. Công tác quản lý tài chính, tài sản ngành

     a) Tham mưu cho Sở lập và nộp báo cáo tài chính tổng hợp cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo quy định.

     b) Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý tài chính theo ngành; đối với Công tác tài chính của văn phòng Sở và Công tác tài chính của Chi cục giám định xây dựng tỉnh Lào Cai.

    c) Tham mưu, tổ chức thực hiện việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán thu, chi của ngành; Quyết toán thu, chi, ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc Sở (theo phân cấp ủy quyền về quản lý tài chính của UBND tỉnh);

   d) Kết thúc kỳ kế toán năm đơn vị tài chính ngành phải tiếp nhận, lập và gửi các báo cáo bao gồm: Tổ chức thực hiện quyết toán nguồn chi của của văn phòng Sở và Công tác tài chính của Chi cục giám định xây dựng tỉnh Lào Cai được cấp có thẩm quyền giao cho Sở quản lý gồm; 

       - Tiếp nhận báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo bổ sung thông tin tài chính từ các đơn vị kế toán trực thuộc, chịu trách nhiệm kiểm soát đối với báo cáo đã nhận của các đơn vị kế toán trực thuộc.

       - Lập Báo cáo tài chính tổng hợp và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính theo quy định. Đối chiếu chỉ tiêu số liệu trên các báo cáo đã lập đảm bảo chính xác, khớp đúng.

        - Gửi báo cáo cho KBNN đồng cấp để phục vụ cho lập Báo cáo tài chính nhà nước.

    Đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan tài chính đồng cấp phục vụ cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu quyết toán theo quy định.

    2.11. Về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

    Chủ trì, phối hợp các phòng, ban, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Sở.

     2.12. Công tác quy chế dân chủ cơ sở:

- Tham mưu kiện toàn Ban quy chế dân chủ cơ sở của cơ quan;

- Xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của cơ quan;

     2.13. Tổng hợp chế độ báo cáo thực hiện nhiệm vụ của ngành:

     - Thông báo kết luận họp giao ban tuần;

     - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất do Giám đốc Sở giao.

     2.14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.