Ban Kinh tế Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về thực hiện Chỉ thị 16 của Ban Bí thư khóa XI
Tham gia
đoàn công tác, có lãnh đạo các vụ, cục của Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội; đại diện Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam và Hiệp hội
xuất khẩu lao động Việt Nam.
Làm việc
với đoàn công tác có các đồng chí: Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,
Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh; Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở,
ban, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh và huyện Mường Khương.
Quang
cảnh buổi làm việc.
Qua triển
khai thực hiện Chỉ thị số 16 của Ban Bí thư, Tỉnh ủy Lào Cai đã cụ hóa và ban
hành Đề án số 09 -ĐA/TU ngày 27/11/2015 về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016
-2020 và Đề án số 10-ĐA/TU ngày 11/12/2020 về giảm nghèo bền vững giai đoạn
2020 - 2025, trong đó có dự án thành phần giải quyết việc làm cho người lao động.
UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 15/11/2012 về tăng cường triển
khai thực hiện chính sách hỗ trợ lao động tỉnh Lào Cai đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng và nhiều văn bản khác chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho người lao động. Tham gia và ký biên bản phiên họp lần thứ 5 (năm 2012), lần
thứ 6 (năm 2016) và lần thứ 7 (năm 2018) nhóm công tác liên hợp giữa các tỉnh:
Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),
trong đó có nội dung về hợp tác, quản lý lao động qua biên giới. Các sở, ngành,
đoàn thể, địa phương đã có nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai nhiều văn bản hướng
dẫn, triển khai công tác xuất khẩu lao động thuộc phạm vi quản lý. Kết quả qua
10 năm triển khai, toàn tỉnh đã đưa 665 lao động đi làm việc tại các nước: Nhật
Bản 204 người, Đài Loan 195 người, Ảrập Xêút 128 người, Hàn Quốc 81 người,
Malaysia 4 người và các thị trường khác 53 người.

Đồng
chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 16
của Ban Bí thư khóa XI.
Từ năm
2017 - 2019, có 1.051 lao động sang làm việc tại Công ty TNHH Khoa học - Kỹ thuật
Huệ Hồng, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) theo hợp đồng, trong đó có 943 lao động là
người dân tộc thiểu số (chiếm 89,7%). Người lao động đi làm việc theo hợp đồng
tại Trung Quốc thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng; tại thị trường Malaysia,
Trung Đông có thu nhập bình quân từ 7 đến 12 triệu đồng/người/tháng; tại thị
trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... thu nhập từ 20 đến 25 triệu đồng/người/tháng.
Đã có 652
lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài thông qua Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh và phòng giao dịch huyện với số tiền trên 22 tỷ đồng. Đặc biệt,
giai đoạn 2016 đến tháng 4/2022, đã có 79 lao động được hỗ trợ trên 316 triệu đồng;
có 290 lao động thuộc các huyện nghèo được Trung tâm Lao động nước ngoài và các
doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp.
Dự báo đến
năm 2025, dân số Lào Cai trên 800 nghìn người, lực lượng lao động tham gia hoạt
động kinh tế chiếm khoảng 63%, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên
10.000 lao động, trong đó đưa 400 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đại biểu
thảo luận tại buổi làm việc.
Tại buổi
làm việc, các đại biểu đã trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác đưa người
lao động đi làm việc nước ngoài và những hạn chế trong quá trình triển khai thực
hiện, nêu các kiến nghị, đề xuất với Trung ương, đó là: Cần có thoả thuận hợp
tác với các nước, giao chỉ tiêu xuất khẩu lao động ở thị trường có mức thu nhập
cao để các tỉnh vùng cao, đặc biệt là người lao động thuộc các huyện nghèo tham
gia thị trường thu nhập có mức thu nhập cao đảm bảo công bằng; đàm phán mở rộng
thông tin thị trường tại các nước phát triển để người lao động tiếp cận; giảm
chi phí xuất khẩu lao động để người lao động được tiếp cận với chính sách này
hoặc hỗ trợ người lao động đi tham gia xuất khẩu lao động là người đồng bào dân
tộc thiểu số; cho phép người lao động không phải là đối tượng chính sách được
vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để tham gia xuất khẩu lao động; có quy định
cụ thể đối với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện
đầy đủ các quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; đàm phán với Chính phủ Trung Quốc về quản lý lao động, để các tỉnh
có đường biên giáp với Trung Quốc thống nhất thực hiện.
Đồng chí
Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Đây là cuộc khảo sát nhưng cũng là
giám sát việc thực hiện Chỉ thị 16 của Ban Bí thư tại địa phương. Lào Cai xác định
đây là cơ hội tạo việc làm cho người lao động, tạo thu nhập, nâng cao đời sống
của người dân, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nên đã có những cơ
chế, cách làm sáng tạo phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đồng chí cũng đề
nghị đoàn công tác xem xét đề xuất để hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho nguời lao động
đi xuất khẩu lao động và thực hiện đơn giản hóa thủ tục theo hướng thuận tiện,
kịp thời; xây dựng cơ sở dữ liệu người lao động, thị trường lao động, dữ liệu
doanh nghiệp để phục vụ việc tìm kiếm thị trường lao động, quản lý lao động; có
giải pháp hỗ trợ, bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài và ngăn chặn tình
trạng người lao động vi phạm các quy định.
Đồng chí
Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu
tại buổi làm việc, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho rằng:
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương đúng đắn của Đảng,
Nhà nước, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là
đối với thanh niên. Qua các nhiệm kỳ đại hội, tỉnh đều xây dựng đề án, dự án để
triển khai thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, xuất khẩu
lao động, đặc biệt chủ động ký kết thực hiện công tác quản lý lao động qua biên
giới làm việc.
Đồng chí
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đặt vấn đề, trong tình hình hiện nay, công tác
xuất khẩu lao động có nhiều thay đổi về mục tiêu, đối tượng, bởi xuất khẩu lao
động hiện nay không còn hướng đến là giảm nghèo mà là làm giàu và xuất khẩu lao
động có tay nghề cao. Do vậy, cần có chỉ thị thay thế cho phù hợp trong xu thế
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của các
nước rất lớn. Vấn đề lao động qua biên giới, cần xây dựng và ký kết khung hợp
tác qua biên giới thống nhất; giao chỉ tiêu xuất khẩu lao động ở các thị trường
có mức thu nhập cao ưu tiên các tỉnh vùng cao; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý
lao động xuất khẩu cấp quốc gia.
Đồng chí
yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện các nội dung theo đề
nghị của đoàn công tác.
Đồng
chí Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu
kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
đánh giá cao việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16 về công tác đưa người lao động
và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh Lào Cai với nhiều kết
quả và nét mới, cung cấp cho đoàn công tác báo cáo có tính tổng kết thực tiễn rất
cao.
Đồng chí
Đỗ Ngọc An cho rằng: Lào Cai đang là tỉnh phát triển, dân số tăng khá, nhưng đã
hình thành được thị trường lao động cũng như có sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực,
đây là yếu tố quan trọng phục vụ cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,
đồng chí đề nghị tỉnh cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu lao
động trên địa bàn; đồng thời cần tăng cường vai trò của các đoàn thể đối với
công tác xuất khẩu lao động, nhất là quan tâm tới lao động đang xuất khẩu; tăng
cường phối hợp công tác quản lý giữa chính quyền, doanh nghiệp và người lao động.
Tỉnh Lào Cai cần xây dựng cơ chế tháo gỡ chung công tác quản lý cho người lao động
di cư tự do qua biên giới./.