Hội nghị triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025
Đồng
chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng
Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025
chủ trì Hội nghị. Cùng tham dự tại điểm cầu Trung ương có đại diện Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và một số ban, ngành trung ương liên quan; các thành viên Tổ công tác chương trình;
một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng
Điều phối nông thôn mới Trung ương; lãnh đạo UBND 10 tỉnh, thành phố, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các tổ chức quốc tế…
Đại
biểu tỉnh Lào Cai theo dõi Hội nghị trực tuyến.
Chủ
trì tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Thường
trực UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Thường trực các Chương trình mục tiêu quốc
gia tỉnh; tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đơn vị tỉnh. Các
đồng chí Bí thư Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; thành viên Ban Chỉ đạo các Chương
trình mục tiêu quốc gia cấp huyện; đại diện lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị;
Bí thư, Chủ tịch UBND các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021 – 2025 dự ở điểm cầu cấp huyện.
Theo
Báo cáo tại Hội nghị, đến tháng 7/2022 đã có 59 văn bản pháp lý và văn bản hướng
dẫn thực hiện Chương trình được ban hành. Hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản
hướng dẫn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 đã cơ bản đầy đủ, là căn
cứ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành trung ương và địa phương triển khai thực
hiện. Cả nước đã có 5.813/8.227 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 2,4% so với cuối
năm 2021); trong đó có 803 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tăng 300 xã so
với cuối năm 2021) và 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 51 xã so với
cuối năm 2021); có 254 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng
Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 41 đơn vị
so cuối năm 2021, chiếm khoảng 39,2% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước); 18
tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 05 tỉnh: Nam Định, Đồng
Nai, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đối với thực hiện Chương trình OCOP, đã
có 63/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong tổng
số 8.340 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 4.273 chủ thể, có 65,5% sản phẩm 3
sao, 33,3% sản phẩm 4 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm 5 sao.

Trình bày báo cáo việc
triển khai khung cơ chế, chính sách và định hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
Về phân
bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2022 (bao gồm kề hoạch
vốn năm 2021 chuyển sang): Ở cấp trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hoàn thành, trình Thủ
tướng Chính phủ giao 27.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 3.000 tỷ đồng kinh
phí sự nghiệp. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản dự
kiến phương án phân bổ 9.632 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương còn lại của
Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng
hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Tại địa phương, đến
hết tháng 7/2022 đã có 40/51 tỉnh, thành trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết
phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương được giao; còn 11/51 địa phương đang
trong quá trình xây dựng Nghị quyết và dự kiến trình HĐND cấp tỉnh trong tháng
8/2022.
Tuy
nhiên đến nay còn 03 bộ, ngành chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các
tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới và Bộ tiêu chí nông thôn mới
nâng cao cấp huyện, xã giai đoạn 2021 – 2025; 07 bộ, ngành chưa ban hành văn bản
hướng dẫn thực hiện nội dung thành phần của Chương trình; 01 Thông tư của Bộ
Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình
chưa được ban hành… Dự toán chi tiết kinh phí sự nghiệp năm 2022 chưa được giao
cho các bộ, ngành Trung ương và địa phương để triển khai thực hiện. Tiến độ kiện
toàn bộ máy tham mưu giúp việc thực hiện Chương trình các cấp của các địa
phương còn chậm. Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới của một số vùng vẫn còn khoảng
cách chênh lệch lớn; đặc biệt đến nay vẫn còn 16 huyện thuộc 12 tỉnh còn “trắng
xã nông thôn mới”. Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của
một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế…
Thảo
luận tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Cao Bằng, Đắk Lắk, Hòa Bình,
Quảng Ngãi, Đắk Nông, Lai Châu, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Long… đã đề cập đến một
số khó khăn, vướng mắc tại địa phương cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện để
phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 như: Lồng
ghép thực hiện nội dung của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; việc xã hội hóa để
xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương còn khó khăn; chất lượng nguồn
nhân lực tham gia Chương trình còn hạn chế; vẫn còn lúng túng trong quy trình
công nhận xã, huyện nông thôn mới nâng cao;… Đồng thời kiến nghị, đề xuất Trung
ương sớm phân bổ kinh phí cho các tỉnh, thành thực hiện Chương trình; tăng cường
nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương; hoàn thiện việc ban
hành các thông tư, văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu, nội
dung thành phần và 06 chương trình chuyên đề để có đầy đủ căn cứ pháp lý triển
khai thực hiện; điều chỉnh lại một số chỉ tiêu để phù hợp với tình hình thực tế
tại các địa phương miền núi…
Tham
gia ý kiến tại Hội nghị, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong giai đoạn
2021 – 2025, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới có một số thay đổi so với các giai đoạn trước đó; đồng thời làm
rõ thêm một số nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia; về vấn đề nguồn kinh phí thực hiện Chương trình
xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần đặt trong tổng thể triển khai 3 chương
trình mục tiêu quốc gia để triển khai hiệu quả… Một số bộ, ngành trung ương: Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc, Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội… cũng tham gia nhiều ý kiến quan trọng tại Hội
nghị.
Đại
biểu tại điểm cầu tỉnh Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến.
Trên
địa bàn tỉnh Lào Cai, để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã kiện
toàn Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp. Đến nay, Văn phòng Điều phối
nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện đã sắp xếp, kiện toàn chức danh, nhân sự theo
quy định; các xã đã bố trí đủ số lượng cán bộ theo yêu cầu. Các huyện, thị xã,
thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch
thực hiện Chương trình tại địa phương. Phong trào thi đua “Lào Cai chung sức
xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững” được cả hệ thống chính trị quan
tâm, hưởng ứng, lan tỏa sâu rộng, thu hút sự ủng hộ của Nhân dân. Trong 6 tháng
đầu năm 2022, toàn tỉnh đã huy động được các doanh nghiệp, tổ chức, Nhân dân trên địa bàn
tỉnh được hơn 52 tỷ đồng; trong đó gần 5,4 tỷ đồng tiền mặt, 55.575 ngày công
lao động, hiến 19.170 m2 đất và nhiều hiện vật khác (quy ra tiền gần 47 tỷ đồng).
Đến nay, toàn tỉnh đã có 62/127 xã duy trì và công nhận đạt chuẩn nông thôn mới;
04 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao (tăng 02 xã so với năm 2021); thành
phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Bảo Thắng đạt chuẩn
huyện nông thôn mới; công nhận được 181 thôn kiểu mẫu, 169 thôn nông thôn mới; bình
quân đạt 15,73 tiêu chí/xã;…

Đồng
chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu kết
luận.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 nhấn mạnh: Xây dựng nông
thôn mới là 01 trong 03 chương trình mục tiêu quốc gia được kỳ vọng góp phần
chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, mang lại giá
trị bền vững cho nông thôn trong giai đoạn mới. Ngoài nguồn vốn trung ương, các
địa phương cần lồng ghép với nguồn vốn địa phương, kêu gọi vốn xã hội hóa, thu
hút doanh nghiệp về nông thôn và tạo không gian cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
ngay tại địa phương. Mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch để thu hút các nguồn
lực này và đồng hành, hỗ trợ, sát sao với cơ sở.
Đồng
chí đề nghị việc triển khai thực hiện Chương trình cần có sự kết hợp chặt chẽ, đồng
bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và phải thay đổi cách thức tiếp cận theo tư
duy mới chứ không chỉ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng. Cần dựa vào đặc điểm từng
vùng miền, giá trị truyền thống từ đó đa dạng về ý tưởng quy hoạch, kiến trúc cảnh
quan nông thôn… để triển khai phù hợp; hy vọng các địa phương có nhiều sáng kiến
trong xây dựng nông thôn mới để giới thiệu với cả nước cũng như thế giới. Bộ trưởng
cũng lưu ý Chương trình trải ra trên diện rộng, có sự tham gia của nhiều ngành,
nhiều cấp, địa phương; do đó cùng với việc đảm bảo tiến độ cần thực hiện theo đúng
các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, sử dụng ngân sách… Đồng thời cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục trao đổi với
các bộ, ngành trung ương liên quan để hoàn thiện một số cơ chế phối hợp, nguồn
lực, tạo sự thông suốt cho Chương trình, đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả
tại các địa phương trên cả nước./.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai trên địa bàn nông thôn của cả nước.
Quy mô thực hiện tại 8.227 xã, 644 đơn vị cấp huyện có xã thuộc 63 tỉnh, thành
phố. Chương trình được thiết kế với 11 nội dung thành phần, 54 nội dung cụ thể.
Tổng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho Chương trình là 39.632 tỷ đồng.
Mục tiêu đến năm 2025: Phấn đấu cả nước có ít
nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố đạt
chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có khoảng 17 – 19 tỉnh, thành
phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 60% số thôn thuộc xã đặc biệt khó khăn được
công nhân đạt chuẩn nông thôn mới.