06/07/2019
Thủ tục Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt.
Thủ tục Chấp
thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế
phát triển hoặc nội đô lịch sử của đô thị đặc biệt.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 771/QĐ/UBND ngày 10/3/2017)
1. Trình
tự thực hiện
- Chủ đầu tư gửi công văn và 15 bộ hồ sơ đề nghị UBND cấp tỉnh chấp thuận đầu
tư.
- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy
biên nhận hồ sơ.
- Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ dự án và có văn
bản thẩm định trình UBND cấp tỉnh.
- UBND cấp tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của
Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản theo thời hạn quy
định.
- Trên cơ sở văn bản thẩm định và văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng, UBND cấp
tỉnh xem xét, chấp thuận dự án.
- UBND cấp tỉnh trao văn bản chấp thuận dự án
cho Chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan hành chính và gửi cho Bộ Xây dựng qua đường
văn thư.
2. Cách
thức thực hiện
- Chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ trình UBND cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan hành chính.
- Việc gửi hồ sơ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi qua đường văn thư.
3. Thành
phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị chấp thuận dự án.
- Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ
Số lượng hồ sơ trình thẩm định: 15 (bộ).
4. Thời
hạn giải quyết
Không quá 37 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian gửi
hồ sơ qua đường văn thư), trong đó:
- Thời gian xem xét hồ sơ, chuẩn bị công văn gửi lấy ý kiến thống nhất của
Bộ Xây dựng là 7 ngày kể từ ngày nhận được công văn và 15 bộ hồ sơ dự án hợp lệ
của Chủ đầu tư;
- Thời gian Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời tối đa là 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được công văn xin ý kiến;
- Thời gian UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận dự án tối
đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng.
5. Đối
tượng thực hiện thủ tục hành chính
Chủ đầu
tư.
6. Cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng và các cơ quan khác có
liên quan.
7. Kết
quả thực hiện thủ tục hành chính
Văn bản
chấp thuận dự án hoặc không chấp thuận dự án của UBND cấp tỉnh.
8. Phí,
lệ phí
Chưa
có quy định cụ thể.
9. Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai
Không
10. Yêu
cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Không
11. Căn
cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư
phát triển đô thị.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
-
Thông tư 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 của liên Bộ Xây dựng – Nội vụ về
hướng dẫn một số nội dung của Nghị
định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ quản lý đầu tư
phát triển đô thị
- Thông tư số: 18/2016/TT
- BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định và hướng dẫn
một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự
toán xây dựng công trình;